Chi Tiết
Tải Về Docx
Đọc thêm
(Tiếp theo là câu hỏi của cô Sompougdou Cécile, kế toán viên của Nhật báo L’Observateur ở Burkina Faso, và cô cũng là người ăn chay.) Miss Sompougdou Cécile: Kính chào Sư Phụ. (Chào cô.) Cảm ơn Ngài về tất cả những gì Ngài đã làm cho chúng tôi. Cảm ơn Ngài về tất cả những gì Ngài đã làm cho nhân loại. Tôi rất thương mến Ngài. (Cảm ơn cô.) Câu hỏi của tôi là: Đề tài chính của tin thời sự ngày nay là sự lây lan nhanh chóng của bệnh cúm heo. Tại sao chúng ta thấy những bệnh mà con người bị nhiễm từ động vật lại nhiều đến vậy? Với bệnh bò điên, cúm gia cầm, rồi bây giờ là cúm heo. Phải chăng các bạn động vật đang từ ái cố gắng gửi đến chúng ta một thông điệp, rằng ăn thịt động vật là không tốt cho con người? (Đúng vậy. Đúng vậy, thưa cô Sompougsou.) Master: Đúng vậy. Đúng thật như vậy. Như cô đã nói, thưa cô Sompougdou. Thật vậy, cô nói đúng. Các bạn (người-thân-)động vật và Vũ Trụ đang gửi một thông điệp cho chúng ta. Tuy nhiên, không phải là các bạn (người-thân-)động vật quan tâm rất nhiều cho riêng họ, mặc dù điều kiện sống mà họ phải chịu đựng và những chứng bệnh mà họ đã nhiễm cũng đã quá kinh hoàng đối với họ rồi. Còn những bạn động vật được nuôi để đưa đến lò giết mổ, từ khi sinh ra, mỗi ngày của họ đều là một ngày đầy đau khổ, không bao giờ được thấy ánh mặt trời và bị tước mất mọi bản năng tự nhiên, thế nhưng họ vẫn cam chịu chứ không hề than oán, thậm chí còn bị đổ lỗi cho những bệnh mà họ không hề gây ra, không phải do họ tạo ra. Chẳng hạn, (người-thân-)heo bị nhiễm vi khuẩn cúm heo, họ có muốn vậy không? Họ có tạo ra nó không? Không, không hề. Điều kiện sống của họ quá sức tồi tệ, và đó mới chính là nguyên nhân thật sự của bệnh cúm. Bác sĩ Michael Greger, Giám đốc Y tế Công cộng và Ngành Chăn nuôi của Hội Nhân đạo Hoa Kỳ, nói rằng với điều kiện sống của (người-thân-)động vật tại xí nghiệp chăn nuôi, thì 5.000 hay 6.000 (người-thân-)động vật bị dồn nhét chung với nhau chỉ trong một tòa nhà. Sự chật chội, cộng với căng thẳng này tấn công hệ miễn dịch của họ, và họ bị ép dùng thuốc kháng sinh, rồi chúng ta, con người ăn thịt họ cùng với thuốc đó, rồi còn khí amôniac phát ra từ phân của họ đốt cháy đường hô hấp của họ, môi trường ô uế là nơi sinh sôi nảy nở đủ loại vi khuẩn, cộng thêm không có ánh mặt trời. Bác sĩ Greger nói rằng những điều kiện như vậy tạo ra một cơn bão hoàn hảo cho sự xuất hiện và lan truyền của các chủng cúm nguy hiểm, như cúm heo mà cô vừa đề cập. Bác sĩ Gregory Gray, một bác sĩ y khoa khác kiêm giáo sư dịch tễ học tại Hoa Kỳ, cũng phát hiện rằng những người làm việc tại xí nghiệp chăn nuôi (người-thân-động vật) có nguy cơ nhiễm vi-rút cúm heo cao gấp 50 lần trong quá khứ. Trường hợp cúm heo hiện đang lan truyền khắp thế giới, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã xác nhận là trên toàn cầu có hơn 3.000 ca nhiễm ở người, và cảnh báo rằng dịch bệnh này vẫn chưa kết thúc, và chúng ta vẫn chưa hiểu rõ vi khuẩn này hiện tại và trong tương lai sẽ nguy hiểm đến mức nào. Thậm chí có thể trở nên tồi tệ hơn, và có thể một phần ba dân số thế giới sẽ bị nhiễm bệnh. Họ dự đoán như vậy. Đúng vậy, (người-thân-)động vật muốn con người thức tỉnh trước hiểm họa mà chúng ta đang tạo ra, không chỉ cho họ mà còn cho cả nhân loại. Tuy nhiên, những bệnh liên quan đến (người-thân-)động vật rất rõ ràng là do chúng ta gây ra. Cho nên chúng ta cần phải đảo ngược chu kỳ này và bắt đầu lại từ đầu. Ngưng sát sinh; sống và để loài khác được sống. Tại vì mặc dù bản thân (người-thân-)động vật có lòng tha thứ, nhưng theo định luật vật lý của Vũ Trụ thì mỗi hành động đều dẫn đến một hậu quả. Nên, nếu muốn sống khỏe mạnh, hạnh phúc, thì chúng ta cũng nên để loài khác được sống giống như vậy. Đây là nguyên tắc tốt nhất. Nếu sống hòa bình với các chúng sinh khác, nghĩa là chúng ta không biến họ thành thực phẩm, không gây đau khổ cho họ, thì chúng ta sẽ không bao giờ lo lắng về bệnh tật, và đời sống của chúng ta và Địa Cầu sẽ nhanh chóng trở nên như Thiên Đàng. Cảm ơn cô. (Cảm ơn Ngài.) (Xin cảm ơn Sư Phụ.) Host: Con xin đọc câu hỏi tiếp theo thay mặt cho vị cựu Chủ tịch Quốc Hội và là cựu Thủ tướng của nước Togo, Tiến sĩ Kodjo Agbéyomé Messan. Chúng tôi để ý thấy hầu hết dân chúng ở Phi châu đều không tỏ vẻ lo ngại về vấn đề hâm nóng toàn cầu. Họ cho rằng thảm họa này là do người phương Tây gây ra, bởi vì ngành chăn nuôi (người-thân)động vật với quy mô lớn diễn ra ở đó. Ngài có thể nói gì cho người dân Phi châu biết để họ hiểu rằng vấn đề này là mối đe dọa chung, và do đó phải là mối quan tâm chung của toàn thể cư dân Địa Cầu? Ngài có lời khuyên gì cho chúng tôi để thúc đẩy họ thay đổi lối ăn? Master: Xin vui lòng gửi lời đến Tiến sĩ Kodjo đáng kính rằng tôi cảm ơn ông về câu hỏi đầy trí tuệ và sự quan tâm sâu sắc của ông. Tôi rất cảm động khi ông chia sẻ cảm nghĩ của mình, và ủng hộ chúng ta bằng cách nêu lên câu hỏi vì lợi ích của đồng bào ông. Thưa Tiến sĩ Kodjo, tôi rất tiếc phải nói rằng hâm nóng toàn cầu không chừa một ai cả. Mỗi người đều có trách nhiệm cố gắng hết mình để đánh thức phẩm chất cao quý bên trong chính họ, để cứu Địa Cầu, và dĩ nhiên là, cứu mạng sống của họ và cứu mạng sống của gia đình họ. Phi châu cũng không thoát khỏi tác động của hâm nóng toàn cầu. Ngay từ năm 1997, một tài liệu của Liên Hiệp Quốc đã nêu rõ về hiện tượng sa mạc hóa là do con người chặt phá những cánh rừng đước bảo vệ vùng duyên hải phía tây Phi châu. Lý do rất dễ hiểu: họ cần gỗ để nhóm lửa và xây dựng nhà cửa. Nhưng việc mất đi cây cối đã khiến nước mặn xâm nhập đất trồng trọt, và đồng thời làm suy giảm đa dạng sinh học vùng ven biển. Trong khi có thể cũng đúng, là các quốc gia khác trên thế giới cũng phải chịu trách nhiệm về sự gia tăng phát thải khí nhà kính, nhưng cũng có những trường hợp mà nguyên nhân và hậu quả trực tiếp là nằm bên trong Phi châu. Một trường hợp khác có ảnh hưởng nghiêm trọng bên trong Phi châu là hạn hán. Tuy vậy, nguyên nhân và hậu quả lớn nhất là ở mức độ cá nhân – đó là ăn thịt (người-thân-)động vật, hoặc tôi phải nói là ăn thịt (người-thân-động vật), cá, trứng và sữa. Loại thực phẩm này, nghĩa là sản phẩm (người-thân-)động vật, thật sự là một trong những yếu tố lớn nhất, hoặc tôi phải nói là yếu tố lớn nhất gây ra nạn hâm nóng toàn cầu. Yếu tố lớn nhất gây hâm nóng toàn cầu là ngành sản xuất thịt (người-thân-)động vật. Nói về hạn hán, quý vị thấy đó, trung bình để sản xuất một khẩu phần thịt (người-thân-)bò thì cần đến 4.542 lít nước trong khi để có một bữa ăn thuần chay thì chỉ cần 370 lít nước. Đó là phải cần một lượng nước nhiều hơn gấp 12 lần để sản xuất một loại thực phẩm có cùng năng lượng. Và khi nêu lên điều này, tôi chỉ diễn tả ở khía cạnh vật chất. Đi đôi với phần vật chất là lý do phía sau [nó], đó là chúng ta cần phải chuyển sang lối sống từ bi hơn để có thể được sinh tồn. Đồng thời, xin nhớ rằng hâm nóng toàn cầu không phải là chuyện để đổ lỗi cho nhau. Chúng ta có một Địa Cầu chung, có trách nhiệm chung, và tất cả chúng ta đều muốn Địa Cầu được cứu cho mỗi người chúng ta. Cũng giống như thân thể con người, nếu một chỗ bị thương, thì toàn thân cũng bị ảnh hưởng. Vì vậy cho dù vết thương ấy đến với Phi châu từ một nơi khác trên thế giới, nhưng tất cả chúng ta cũng đều phải chữa trị nó, tại vì chúng ta muốn cả thân thể được khỏe mạnh trở lại. Có được ý định cao quý như vậy là điều rất tốt cho chúng ta, giúp cứu thế giới. Bởi vì mỗi hành động thiện lành giúp cân bằng nghiệp quả của cả Địa Cầu, tức là cân bằng bầu khí quyển, từ trường. Cho nên bí quyết là: ăn thuần chay và lan tỏa thông điệp từ bi, để mọi người hiểu rằng họ thật sự có thể tạo sự khác biệt, và mỗi chúng ta đều có thể làm được qua chọn lựa thức ăn mà mình đặt lên đĩa. Xin hãy cố gắng chia sẻ với người dân của quý vị rằng hòa bình và sự sống còn của Địa Cầu bắt đầu tại nhà, bắt đầu trên đĩa ăn. Cảm ơn ông rất nhiều. Thượng Đế gia trì ông. (Xin cảm ơn Sư Phụ. Cảm ơn Ngài rất nhiều đã trả lời câu hỏi. Không có chi, cưng.) Photo Caption: Thượng Đế luôn thể hiện TÌNH THƯƠNG của Ngài cho chúng ta. Chỉ cần tìm kiếm điều đó, ở bất cứ đâu.