Rồi, đối với quý vị, tất cả quý vị trong Thiên Chúa giáo, xin đừng phân biệt giữa tôn giáo của quý vị với Phật giáo, hay các tôn giáo lớn khác. Đức Phật chỉ là một vị Rao Giảng Hòa Bình. Ngài chưa bao giờ khuyến khích bạo lực, và đó là điều tôi thích. Cũng giống như Thiên Chúa giáo, nhưng những tín đồ Thiên Chúa giáo sau này, hay Hồi giáo, hay một số tôn giáo khác, đã lạm dụng giáo lý của Chúa Ki-tô và tạo ra rất nhiều hỗn loạn hay đổ máu trên thế giới này. Điều đó là không được. Điều đó không bao giờ nên được cho phép bởi bất kỳ vị thầy nào. Nhưng đôi khi, họ bị ép vào tình huống đó. Chẳng hạn, Sikh giáo cũng đã bị chính phủ thời đó bức hại không ngừng.
“Excerpt from ‘THE MARTYRDOM OF SIKH GURUS’ at WeSikhs.com: Câu chuyện về Đạo Sư Arjan Dev Ji (trường chay), vị Đạo Sư thứ năm của Đạo Sikh, là một minh chứng về sức mạnh phi thường giữa nỗi đau không thể tưởng tượng được. Ngài là một bậc hiền giả của hòa bình, được biết đến với tấm lòng nhân từ và tầm nhìn về một xã hội hòa hợp. […] Thế nhưng, thế giới quanh Ngài lại tràn ngập thù hận và lòng bất dung. Ảnh hưởng ngày càng lan rộng của Đạo Sikh đã khiến Hoàng đế Mughal Jahangir bất an, bởi ông xem sự đoàn kết của cộng đồng ấy là mối đe dọa cho quyền lực của mình. Với lòng tận tâm không lay chuyển đối với Chân lý, Đạo Sư Arjan Dev Ji đã từ chối khuất phục trước những đòi hỏi của Jahangir. Lòng can đảm của Ngài khi kiên trì giữ vững đức tin đã phải đối mặt với những hậu quả đau đớn khôn cùng. Khi Đạo Sư Arjan Dev Ji bị bắt và giải đến Lahore, Ngài đã phải chịu đựng những ngày đau đớn tột cùng bởi cực hình tra tấn. Những kẻ giam giữ đã ép Ngài ngồi trên một tấm sắt nung đỏ rực, trong khi cát sôi bỏng đổ lên thân thể Ngài. Nỗi đau mà Ngài phải chịu đựng là điều không ai có thể tưởng tượng nổi. Thế nhưng, giữa cảnh khổ hình ấy, Đạo Sư Arjan Dev Ji vẫn ngồi trong thiền định, miệng trì tụng: “Tera bhana meetha lage” – “Ý muốn của Ngài luôn là ngọt ngào đối với con, thưa Thượng Đế”. Dù thân thể đang bị thiêu đốt, linh hồn Ngài vẫn không hề vướng bận bởi oán hận hay báo thù. […]
Vào thời của Hoàng đế Aurangzeb, […] vì dám đứng lên chống lại bạo quyền, Đạo Sư Tegh Bahadur Ji (trường chay) đã bị bắt và đưa đến Delhi. Những vị đồng hành trung nghĩa của Ngài đã bị tra tấn và sát hại ngay trước mắt Ngài – Bhai Mati Das (trường chay) bị xẻ đôi bằng cưa, Bhai Sati Das (trường chay) bị quấn trong bông vải rồi thiêu sống, và Bhai Dayala Ji (trường chay) bị luộc sống trong nước sôi. Thế nhưng, Đạo Sư Tegh Bahadur Ji vẫn không lay chuyển ý chí, tấm lòng Ngài tràn đầy tình thương đối với nhân loại. Vào ngày 24 tháng 11 năm 1675, giữa khu chợ sầm uất Chandni Chowk, Đạo Sư Tegh Bahadur Ji đã bị xử trảm. […]”
V.v…
Giống như ngày nay, những tín đồ Thiên Chúa giáo cũng bị bức hại, thậm chí đến chết, ở nhiều quốc gia khác nhau. Tin nổi không. Chúng ta đang ở thế kỷ 21 rồi, mà họ vẫn đối xử với một số tín đồ rất tàn nhẫn. Hãy để họ tự do, trời ơi. Chỉ vì họ không rao giảng theo cách mà quý vị muốn họ giảng, không có nghĩa là những gì họ giảng là không đúng. Nhưng luôn có điều gì đó. Vẫn luôn có những vấn đề của con người. Thật buồn khi nghe nói ngay cả thời nay, nhiều tín hữu Thiên Chúa giáo vẫn bị bắt bớ, thậm chí bị giết chết vì họ là người Thiên Chúa giáo.
Và cũng vậy, một số tín đồ Hồi giáo đang bị bắt bớ vì họ là người Hồi giáo. Có một số người Hồi giáo làm điều xấu, như khủng bố. Điều đó khiến danh tiếng của toàn bộ cộng đồng Hồi giáo bị ảnh hưởng. Và nhiều linh mục Thiên Chúa giáo lạm dụng [tình dục] tín hữu, kể cả trẻ em và thậm chí em bé. Điều đó khiến người ta phẫn nộ với họ, và rồi chống lại toàn bộ Thiên Chúa giáo.
Đây là những điều rất đáng buồn. Tất cả trở nên khủng khiếp và tàn bạo chỉ vì sự vô minh. Giống như nhà sư Thích Nhật Từ này, ông ta nói những điều về Thiên Chúa giáo như không có Thượng Đế. Dù hiện tại vẫn là chuyện nhỏ, nhưng nếu cứ tiếp tục, và nếu nhiều người tin ông ta, rồi tiếp tục quấy nhiễu những người Thiên Chúa giáo, thì có thể sẽ bùng lên thành một sự căng thẳng lớn hơn, căng thẳng cao độ hơn, và rồi có thể sẽ xảy ra xung đột giữa tín hữu Thiên Chúa giáo và Phật tử. Đó chính là vấn đề. Luôn luôn là như vậy, mọi chuyện thường bắt đầu như thế. Ngay cả giữa tín hữu Thiên Chúa giáo, họ cũng có xung đột với nhau, chứ chưa nói tới giữa cái gọi là các tôn giáo khác nhau, như ở Ireland hồi đó chẳng hạn.
“Excerpt from ‘Protestants vs Catholics In Northern Ireland: Từ năm 1968 đến năm 1998, một cuộc xung đột huynh đệ tương tàn đã khiến 3500 người thiệt mạng. Trên Đường Ormeau ở Belfast, quân đội không thể giữ người Tin Lành khỏi người Công giáo. Các nhóm bán quân sự đã thực hiện các cuộc tấn công và ám sát. Năm 1998, Hiệp định Thứ Sáu Tuần Thánh đã chấm dứt cuộc nội chiến này, nhưng đã trước đó đã có thỏa thuận và cuối cùng là một lệnh ngừng bắn.”
Vậy thì chúng ta sẽ làm gì đây? Tôi đề nghị rằng, bất kể quý vị tin vào điều gì, nếu quý vị cho rằng đó là [đức tin] của mình, tốt thôi, quý vị tin vào điều đó và giữ nó bằng cả tâm trí của quý vị. Nhưng đừng can thiệp vào những tôn giáo khác và chỉ trích đức tin của họ, trừ khi họ làm những việc sai trái, như xâm hại tình dục trẻ em, chẳng hạn vậy. Nhưng điều đáng ngạc nhiên là, những tội lỗi khủng khiếp như thế và những kẻ vi phạm pháp luật, như ấu dâm, chẳng hạn, hầu như không bị trừng phạt gì cả. Bây giờ vẫn chưa.
Etc…
Không phải tôn giáo tạo ra rắc rối. Mà chính là một số người vô minh, nắm giữ vị trí nào đó trong tôn giáo ấy, mới là những người gây rắc rối, vì sự hung hăng của họ, vì những hành vi sai trái, tính khí xấu, nhân cách tồi tệ hay ngu muội, rất thiếu hiểu biết về chính đức tin tôn giáo của họ, hoặc trong trường hợp tệ nhất, rồi gây ra xung đột giữa các tôn giáo, hoặc thậm chí ngay trong chính nội bộ tôn giáo của họ. Đó mới là vấn đề. Vì vậy, xin hãy tha thứ, bỏ qua. Hoặc nếu ông ta gây ra chuyện lớn hơn, thì quý vị chỉ cần xử lý theo đúng pháp luật là được. Chứ đừng lên án Phật giáo, đừng thù ghét những Phật tử khác chỉ vì nhà sư bị ma nhập này nói ra điều xúc phạm đến người của quý vị, đến đức tin của quý vị.
Quý vị có quyền cảm thấy bị xúc phạm, nhưng xin đừng đổ lỗi cho cả tôn giáo, bởi vì Phật giáo từ xưa đến nay vẫn luôn rất ôn hòa, phần lớn là như vậy, ngoại trừ một số cá nhân nhà sư, ni cô làm điều sai trái và làm tổn hại đến danh dự của tôn giáo vĩ đại, giống như Phật giáo. Sự phân biệt giữa các tôn giáo do chính tín đồ tạo ra cũng có ảnh hưởng rất lớn đến việc một tôn giáo có thể diệt vong hay tồn tại, suy tàn hay phát triển.
Ngay cả ngày nay, có một nhà làm phim nổi tiếng. Tôi quên mất tên ông ấy rồi. Tôi biết tên, chỉ là bỗng nhiên quên thôi. Ông ấy là người đã làm bộ phim “Cowspiracy”. Và gần đây, chúng tôi cũng đã giới thiệu bộ phim mới nhất của ông ấy, một bộ phim tài liệu gọi là “Christspiracy”. Ông ấy đã phỏng vấn tôi một lần. Lúc đó tôi ở Đài Loan (Formosa). Nhân tiện nói, Đài Loan (Formosa) là một quốc gia xinh đẹp. Họ thậm chí có đồi núi cao và thung lũng thấp. Trên núi cao, nếu sống ở đó, quý vị còn có thể thấy tuyết phủ, phủ cả ngọn núi – A Lý Sơn, đẹp lắm, nơi nào cũng đẹp hết. Mặc dù là một quốc gia nhỏ, nhưng từ bắc đến nam, thời tiết khác nhau, rất tuyệt vời. Nhà làm phim tài liệu này là một người đồng làm phim. Người kia là ông Kuhn – tôi nghĩ là Keegan Kuhn. Tôi đã trao cho cả hai người họ Giải Gương Sáng Ngời Thế Giới vì làm phim tốt, ảnh hưởng đến nhiều người, có thể khiến người ta suy nghĩ lại trước khi đưa miếng thịt người-thân-động vật nhểu máu vào miệng lần nữa. Và tôi cảm ơn họ rất nhiều.
Bấy giờ, không phải ông Kuhn, mà là người đồng làm phim, đã hỏi tôi thuộc tôn giáo nào. Ông ấy làm tôi cảm thấy rất, rất ngạc nhiên vì tôi nghĩ ông ấy thiền – người ta nói thế – thiền và biết rất nhiều về tôn giáo. Cho nên tôi nghĩ ông ấy biết nhiều hơn là chỉ biết vậy. Ông ấy hỏi tôi: “Ngài thuộc tôn giáo nào?” Tôi không trả lời ông ấy vì tôi không biết phải nói gì với ông ấy. Nhưng ông ấy chắc chắn đã biết tôi là người ủng hộ tất cả các tôn giáo, những tôn giáo tốt, không phải bởi tên gọi, mà là bởi những tín hữu theo các tôn giáo đó. Tôi có nên hạ thấp tất cả các tôn giáo khác, để tôn vinh ý kiến của riêng tôi chỉ vì một lựa chọn, có thể là lựa chọn của ông ấy?
“Excerpt from an Interview with Supreme Master Ching Hai (vegan) by Kip Andersen (vegan) - March 29, 2018, Kip Andersen: Đây thực sự là một vinh dự lớn. Tôi đã ăn thuần chay 10 năm và khi tôi chuyển sang ăn thuần chay, 6 năm trước khi có phim “Cowspiracy”. Rất nhiều nội dung trong ‘Cowspiracy’ được lấy cảm hứng từ sách của Ngài mà tôi thấy. Ngài đã góp một phần lớn cho ‘Cowspiracy’, vì vậy xin cảm ơn Ngài rất nhiều.
Supreme Master Ching Hai: Rất vinh hạnh được như vậy.
Kip Andersen: Chúng tôi sẽ bắt đầu hỏi một số câu hỏi. […] Ngài có thể cho biết Ngài theo tôn giáo nào không? […]
Supreme Master Ching Hai: À, thực ra thì tất cả các tôn giáo đều dạy những điều tương tự nhau. Ngay cả trong Thánh Kinh, cũng có nói: ‘Đừng ở giữa những người ăn thịt và uống rượu’. Nhưng ông thấy đó, chúng ta có tuân theo hay không? Và trong Phật giáo, cũng tương tự như vậy. Phật giáo có Ngũ Giới, bao gồm những điều như ‘Không được ăn thịt’ và những điều như vậy. Đức Phật nói: ‘Nếu ăn thịt, thì con không phải là đệ tử của ta’. Và Thánh Kinh cũng nói như vậy: ‘Đừng ở giữa những người ăn thịt và uống rượu’. Vậy nên tôi không hiểu tại sao mọi người không đọc điều đó.
Kip Andersen: Ồ, vậy Ngài theo tôn giáo nào?
Supreme Master Ching Hai: Ban đầu, tôi theo cha mẹ mình, như Công giáo và Phật giáo. Nhưng tôi không nói rằng tôi chỉ là Phật tử hoặc tôi chỉ là tín đồ Công giáo, bởi vì khi lớn lên, tôi đã nghiên cứu các giáo lý tôn giáo so sánh khác nhau và tôi phát hiện ra các vị Minh Sư của họ đã dạy cùng một điều. Họ nói cùng một ngôn ngữ. Chỉ là chúng ta hiểu lầm rất nhiều, hoặc chúng ta không muốn hiểu nhiều. Vì vậy, tôi không phải là Phật tử, tôi không phải là tín đồ Công giáo, tôi không phải là người Hồi giáo, tôi không phải là tín đồ Kỳ Na giáo. Tôi tôn trọng tất cả họ và tôi hiểu tất cả họ và tôi thực sự là người theo tất cả các tôn giáo thiện lành trên thế giới, những tôn giáo từ bi. […]”
Nếu quý vị làm điều tốt, sống hòa nhã, giúp tha nhân, và quý vị tin vào tôn giáo của mình, vào chư Thánh hoặc Thượng Đế, thì tôi là tôn giáo đó, chứ không phải tên gọi. Vì vậy, rất khó để tôi nói với ông ấy.
Tôi chỉ muốn nói với quý vị rằng ngay cả ngày nay, vẫn có rất nhiều thông tin về các tôn giáo khác nhau, và mọi người vẫn còn tạo ra ranh giới, biên giới giữa các tôn giáo lớn và vẫn tiếp tục bắt bớ những tín hữu của họ ở các quốc gia khác nhau, trong nhiều cách khác nhau!! Ôi buồn làm sao! Nếu là tín hữu Thiên Chúa giáo, ồ, quý vị có thể gặp phải rắc rối lớn hoặc nguy hiểm đến tính mạng. Nếu quý vị theo Phật giáo, quý vị có thể gặp phải vấn đề tương tự. Nếu quý vị là người Hồi giáo, quý vị cũng có thể gặp phải vấn đề như vậy, v.v.
“Media Report from Firstpost - June 28, 2023: Ấn Độ đã triệu tập một nhà ngoại giao hàng đầu của Pakistan. Vấn đề hiện tại là sự an toàn của cộng đồng người Sikh. Họ đã yêu cầu một cuộc điều tra về các cuộc tấn công vào họ. Ấn Độ đã yêu cầu cuộc điều tra. Họ cũng đã yêu cầu báo cáo điều tra từ Pakistan. Bởi vì xu hướng ở Pakistan hiện nay là đáng báo động. Trong ba tháng qua, năm người Sikh đã bị giết.”
“Media Report from South China Morning Post – Jan. 17, 2019: Cứ ba tín hữu Thiên Chúa giáo ở châu Á thì có một người đang phải chịu sự đàn áp ở “mức độ cao”. Theo một báo cáo mới của nhóm ủng hộ Thiên Chúa giáo Open Doors có trụ sở tại Vương quốc Anh.”
“Media Report from CBN News – Jan. 21 , 2024: Open Doors Hoa kỳ vừa công bố Danh sách Theo dõi Hàng năm và xu hướng đàn áp toàn cầu đang ở mức báo động.
Các cuộc tấn công bạo lực vào những tín hữu Thiên Chúa giáo và nhà thờ của họ đang gia tăng đáng kể nhất là tại châu Phi cận Sahara”.
“Media Report from Vox – Sept. 25 , 2017: Điều khiến Myanmar trở thành một ví dụ điển hình [về thanh trừng sắc tộc] là quân đội đã phát động các cuộc tấn công vào người Rohingya – một nhóm thiểu số Hồi giáo ở một quốc gia đa số theo đạo Phật. Các chiến thuật bạo lực đã buộc hàng chục ngàn người Rohingya phải rời bỏ nhà cửa. Trong khi nhiều người chạy trốn đến Malaysia và Thái Lan, hầu hết đã đến Bangladesh. Làn sóng bạo lực gần đây là làn sóng mới nhất trong một mô hình phân biệt đối xử đã bắt đầu từ hơn 50 năm trước”.
“Media Report from Al Jazeera – Oct. 2 , 2012: Một ngôi chùa Phật giáo 250 năm tuổi đã bị thiêu rụi chỉ trong vài phút. Sogoton Barua cho biết ông không thể làm gì để ngăn chặn một đám đông người Hồi giáo giận dữ phá hủy ngôi chùa”.
V.v…
Ngày nay, chúng ta có rất nhiều thông tin. Nhưng vẫn có người không hiểu mục đích chính của tất cả các tôn giáo. Mục đích là gì? Tất cả các tôn giáo nói về điều gì? Đôi khi, tôi thấy thật buồn, thật thất vọng.
Photo Caption: Không Những Đẹp, Mà Còn Hữu Ích Cho Tha Nhân