Ở Âu Lạc (Việt Nam), dù có hay không có tăng, ni, linh mục hay giáo hoàng, hoặc thậm chí những vị Phật sống, người dân Âu Lạc (Việt Nam) gọi God là “Trời”, hoặc “Thượng Đế”, hoặc “Đấng Tối Cao”, “Đấng Toàn Năng”. Thậm chí trong một số bộ tộc, họ gọi Thượng Đế là “Giàng”. Tôi nghĩ từ đó được đánh vần là G-I-À-N-G, với dấu huyền trên chữ A: “Giàng”. Và họ thật sự tin rằng Trời là có thật, Thượng Đế là có thật, Đấng Tối Cao, Đấng Toàn Năng đều có thật. Ngay cả trong một quốc gia, một ngôn ngữ, họ cũng đặt nhiều danh hiệu khác nhau cho Thượng Đế. “Giàng” có lẽ chỉ là một trong những cách gọi của người bản địa Âu Lạc (Việt Nam). Tại một số vùng khác nhau ở Âu Lạc (Việt Nam), chúng tôi có hơn 50 sắc tộc khác nhau, và họ cùng chung sống trong hòa bình từ xa xưa.
Ngoại trừ thời kỳ chiến tranh, khi những ý thức hệ chính trị khác nhau can thiệp vào nền hòa bình của Âu Lạc (Việt Nam), và rồi gây ra nhiều đổ máu, nhiều rắc rối, và cũng do các quốc gia khác xâm lăng Âu Lạc (Việt Nam), cùng với sự xâm lấn vào hệ thống tín ngưỡng của họ, vào tâm thức của họ, vào lối sống xã hội đã được thiết lập của họ, và cướp đi tự do, phẩm giá của họ, thậm chí phế truất cả vị Vua của họ. Trước đó, chúng tôi vẫn ổn khi có Vua. Và rồi sau khi vị Vua bị phế truất, thì còn tệ hơn nữa. Mọi thứ trở nên tồi tệ hơn. Mọi thứ tuột dốc. Và vị Vua phải bị lưu đày cùng với gia đình của Ông, và tước hiệu của Ông cũng không còn. Đất nước của Ông cũng không còn. Và họ đã làm gì sau khi Vua không còn nữa? Thật không thể tưởng tượng nổi. Quá nhiều đau khổ, quá nhiều điều tàn bạo. Chúng ta sẽ không nói về chuyện đó nữa. Nó chỉ khiến tôi buồn, buồn và rất, rất buồn.
Giờ đây, trong các tôn giáo khác nhau, họ gọi Thượng Đế bằng những danh hiệu khác nhau. Như trong Bái Hỏa giáo, họ gọi Thượng Đế là “Ahura Mazda”, và cũng được biết đến với tên là Horomazes. Ngay cả trong một tôn giáo, đôi khi họ cũng tôn vinh Thượng Đế bằng những danh hiệu khác nhau, sao lại không? Ngoài ra, Lực Lượng của Thượng Đế hiện diện khắp nơi, và cũng có những đẳng cấp khác nhau về Lực Lượng Thượng Đế. Nên đôi khi các vị Minh Sư hoặc những vị là Đấng Sáng Lập của tôn giáo đó, đã tiếp cận những đẳng cấp khác nhau trong Quyền Năng Thượng Đế. Chính Thượng Đế, đúng, nhưng có lẽ ở những đẳng cấp tâm thức khác nhau; còn tùy vào người nhận lãnh điều đó. Nếu Ngài ở đẳng cấp cao nhất có thể, thì Ngài nhận được Giáo lý trực tiếp từ Thượng Đế và trò chuyện trực tiếp với Thượng Đế. Nhưng điều đó rất hiếm. Con của Thượng Đế có thể làm được điều đó. Chẳng hạn như Chúa Giê-su Ki-tô.
Và trong Do Thái giáo, họ gọi Thượng Đế là “Elohim”, “Yahweh”, hoặc “Giê-hô-va”, hay “Adonai”, và “Hashem”. Họ cũng gọi Ngài là “Hashem”. Nhiều người Do Thái gọi Thượng Đế là “Hashem”. Còn bây giờ, trong Thiên Chúa giáo, chúng ta chỉ có một từ: “God” – Thượng Đế. Một số người cũng tôn kính Ngài với danh hiệu “Yahweh” hoặc “Giê-hô-va” trong Cựu Ước, đó là Cựu Ước. Giờ đây, ở các quốc gia khác, trong các tôn giáo khác, đôi khi đó là một chi nhánh của Thiên Chúa giáo, như Giáo hội Mặc Môn, họ cũng xưng là người theo Thiên Chúa giáo. Và họ cũng gọi Thượng Đế là “Elohim” và “Giê-hô-va”. Còn Nhân Chứng Giê-hô-va thì gọi Thượng Đế là “Giê-hô-va”. Trong Hồi giáo, hay người Hồi giáo, họ gọi Thượng Đế là “Allah” hoặc “Khuda”. Thật ra, ở Ấn Độ, “Khuda” cũng là một Danh Hiệu của Thượng Đế, một trong những danh hiệu của Thượng Đế. Và trong Sufi giáo, họ gọi Thượng Đế là “Hu” hoặc “Huwa”, “Parvardigar”. Trong Đạo Bahá’í, họ gọi Thượng Đế là “Đấng Toàn Năng”, “Đấng Sở Hữu Mọi Sự”, “Đấng Toàn Quyền Năng”, “Đấng Toàn Trí”. Họ dùng những danh hiệu để miêu tả phẩm chất và đặc tính của Đấng Thượng Đế. Tôi sẽ bảo người của tôi tìm thông tin đó, và rồi họ có thể in hết ra cho quý vị, liệt kê ra cho quý vị.
Danh Hiệu Của Thượng Đế Trong Các Tôn Giáo Khác Nhau
Đạo Baháʼí Đấng Toàn Năng Đấng Sở Hữu Mọi Sự Đấng Toàn Năng Đấng Toàn Trí Đấng Vô Song Đấng Độ Lượng Đấng Giúp Đỡ Đấng Vinh Quang Đấng Toàn Tri
Phật giáo Phật Tánh Bổn Sơ Phật Pháp Thân
Đạo Cao Đài Đức Cao Đài Đức Chí Tôn Ngọc Hoàng Thượng Đế Đấng Tạo Hóa
Nho giáo Thiên (天) Thượng Đế (上帝)
Thiên Chúa giáo YHWH Chúa Elohim Ho Theos và Ho Kurios Adonai El-Shaddai Chúa Cha/Abba
Ấn Độ giáo Bhagavan (Đấng Tối Cao) Paramatma (Linh Hồn Tối Thượng) Isvara (Đấng Chủ Tể) Deva/Devata (Thần Linh)
Phật giáo Hòa Hảo Đức Phật Trời Ơn Trên Đấng Tạo Hóa Trời Phật Đức Thượng Đế
Nhất Quán Đạo Minh Minh Thượng Đế (明明上帝) Lão Mẫu (老母) Đạo (道)
Hồi giáo Allah Ar-Rahman (Đấng Rất Mực Nhân Từ) Ar-Rahim (Đấng Rất Mực Khoan Dung) Khuda (Thượng Đế)
Kỳ Na giáo Tīrthankaras và Arihantas
Nhân chứng Giê-hô-va Jehovah (Giê-hô-va)
Do Thái giáo Elohim YHWH Adonai HaShem
Mặc Môn giáo Elohim Giê-hô-va Đức Thánh Linh Thiên Chúa Ba Ngôi Đức Chúa Cha Thánh Linh Cha Trên Trời hoặc Cha Trên Thiên Đàng
Sikh giáo Akal Purakh (Đấng Bất Tử) Ik Onkar (Một Thượng Đế Duy Nhất) Nirankar (Đấng Vô Hình) Satnam (Danh Thật) Waheguru (Đấng Tuyệt Vời) Dātā hoặc Dātār (Đấng Ban Phát) Kartā hoặc Kartār (Đấng Sáng Tạo) Diāl (Đấng Từ Bi) Kirpal (Đấng Khoan Dung)
Sufi giáo Hu (Ngài) Huwa (Ngài ấy) Parvardigar (Đấng Nuôi Dưỡng và Bảo Hộ)
Đạo giáo Đạo (道) Thượng Đế (上帝)
Yazidi giáo Xwedê (Thượng Đế)
Bái Hỏa giáo Ahura Mazda (Thượng Đế Tối Cao) Horomazes
V.v…
Và đây không phải là những tôn giáo duy nhất. Còn rất nhiều nữa. Quý vị sẽ không bao giờ liệt kê hết. Nhưng tôi sẽ đọc một vài tôn giáo lớn. Như trong Ấn Độ giáo, họ gọi Thượng Đế là “Bhagavad” hoặc “Bhagavan”. Tín đồ Ấn Độ giáo cũng gọi “Brahman” hay “Paramatma”. Đó là cách họ miêu tả Thượng Đế trong Ấn Độ giáo. Nhưng ví dụ như, theo tri kiến bên trong của tôi, Brahma [Phạm Thiên] không phải là Thượng Đế tối cao. Ngài là vị Thiên Đế cai quản Cõi Trời thứ Ba. Nhưng đó vẫn là một vị rất lớn.
Chỉ là không phải quý vị có Cõi Trời thứ Ba là đã hết rồi. Không, nó vĩ đại, không thể tưởng tượng được. Nhưng những cảnh giới này thuộc về cõi vật chất, nên có thể tiếp cận được, có thể đến gần được, có thể đạt tới cho những người bình thường, với sự dẫn dắt của một số vị Minh Sư khai ngộ không cao lắm. Họ sẽ đạt đến cảnh giới Brahman [Phạm Thiên], đó là vào thời xưa. Nên người ta gọi Brahman [Phạm Thiên] là “Thượng Đế Toàn Năng”. Họ cho là vậy. Vì thế, họ tôn thờ Brahma, và họ trở thành Bà La Môn, nghĩa là những tín đồ của Brahma – giống như người ta gọi mình là “Phật tử” vì họ tin Phật. Nhưng Đức Phật chưa bao giờ tuyên bố rằng Ngài đã đạt đến Thượng Đế hay gì cả. Ngài đã đạt đến Niết Bàn, một trạng thái tâm thức mà ở đó quý vị không còn dục vọng hay mong cầu nào nữa, và quý vị có một lực lượng vô biên để giúp những chúng sinh khác tin tưởng nơi quý vị. Ví dụ như vậy.
Nhiều tôn giáo xuất phát từ Ấn Độ, và người ta tin tưởng các vị Minh Sư, và họ gọi vị Minh Sư đó là “Thượng Đế”. Nên còn tùy vào cảnh giới mà vị Minh Sư đạt được. Và đó là lý do họ gọi Thượng Đế với danh hiệu đó, chẳng hạn như Brahma [Phạm Thiên]. Nhưng mức độ mà tiêu chuẩn con người có thể đạt đến được là Đẳng cấp Thứ Năm bên trên Địa Cầu. Chúng ta có Địa Cầu nơi chúng ta đang sống, và sau đó là Đẳng cấp A-tu-la, vô hình, rất gần chúng ta, như những người láng giềng. Đôi khi, con người có thể rời bỏ thân thể và đến Đẳng cấp A-tu-la một khoảng thời gian. Chúng ta gọi đó là “xuất hồn” hoặc “du hành linh thể”.
Và một số chúng sinh A-tu-la cũng có thể đến thăm loài người nơi đây trong một khoảng thời gian ngắn. Họ có thể trông giống con người hoặc không, tùy theo ý họ, vì họ có nhiều thần thông hơn hầu hết cư dân Địa Cầu. Trước đây tôi từng nói về điều này chi tiết hơn rồi. Các chúng sinh A-tu-la và các chúng sinh ở cảnh giới cao hơn có thể thay đổi bề ngoài và xuất hiện dưới bất kỳ hình dáng nào mà họ chọn. Ngay cả Quán Âm Bồ Tát, khi Ngài xuống Địa Cầu một thời gian để đón vị Đại Pháp Sư Khoan Tịnh, Ngài cũng hiện thân thành một vị tăng khác, chứ không phải là Quán Âm Bồ Tát như chúng ta thường quen thuộc hay tưởng tượng về Ngài, dù là dưới hình dáng nữ hay nam.
Cõi đó có rất nhiều tri thức để tiếp thu, học hỏi, và thần thông, và đủ các thứ khác. Đẳng cấp A-tu-la đã rất kỳ diệu rồi. Và có một đẳng cấp thứ hai trên Đẳng cấp A-tu-la, chúng tôi gọi nó là Đẳng cấp Thứ Hai hoặc Đẳng cấp Nhân Quả. Và ở mỗi Đẳng cấp có một vị giáo chủ kiểm soát, không phải kiểm soát, mà điều hành và giúp chúng sinh trong cõi của mình. Bên trên Đẳng cấp A-tu-la là Đẳng cấp Nhân Quả, nghĩa là “nhân quả”. Và ở đó có những hồ sơ A-lại-da thức, nên quý vị có thể xem cuộc đời của mọi người từ lúc sinh ra đến lúc qua đời, và thậm chí là tương lai – mỗi khi điều gì xảy ra, nó đều được ghi lại ở đó.
Photo Caption: Hãy Nhìn Những Đốm Lạ Thường Kia Như Sự Tô Điểm Đặc Biệt!